Android Studio

Nhìn qua ảnh, có lẽ các bạn cũng biết mình sẽ nói đến vấn đề gì trong phần này. Android Studio là IDE do Google phát triển với nhiều tính năng hỗ trợ tối đa cho việc lập trình và phát triển app trên Android. Sẽ không có vấn đề gì để nói nếu như mình không đang chạy nó trên một con laptop core i3-5005u với 4Gb ram (Các bạn có thể xem thể về System Requirements của Android Studio). Đây là tình trạng máy của mình khi chạy Android Studio và mở song song 1 tab Google Chorme (để học trên Udacity).

Với tình hình như vật thì lag và đứng màn hình là việc xảy ra thường xuyên, ảnh hưởng rất nhiều đến việc trải nghiệm và tăng sự ức chế mỗi khi code của mình lên khá nhiều. Nhưng rất may, mình không phải là người duy nhất ở trong tình trạng này. Mình đã tham khảo ở đây để tìm cách giảm lượng ram sử dụng của Android Studio xuống nhưng không ảnh hưởng nhiều đến các tính năng ưu việt của nó. Trong đó có khá nhiều cách, mình đã thử qua nhiều các và thấy những cách sau đây khá hiệu quả:

  • Đầu tiên và quan trọng nhất: Đừng bao giờ chạy Android Virtual Device nếu bạn không muốn máy bạn bị đứng và phải hard reset. Hãy tìm một con smartphone android và chạy app trực tiếp trên đó.
  • Tắt bớt những Plugin không cần thiết: Mình tắt những Plugin hỗ trợ Version Control. Thay vì trực tiếp sử dụng trong Android Studio, mình sử dụng trên terminal (mình chủ yếu sử dụng Git).
  • Cài đặt lại kích thước tối đa cho Heap của Gradle: Việc này làm cho quá trình build của mình lâu hơn bình thường, nhưng bù lại thì nó đỡ tốn ram hơn.

Ở trong link mình đã để ở trên, còn nhiều cách nữa để giảm lượng ram của Android Studio xuống, nhưng thường sẽ đánh đổi một ít về tính năng (Ví dụ như bật chế độ tiết kiệm pin trong Android Studio sẽ làm mất đi một số tính năng hộ trợ việc code trên IDE). Kết quả sau khi tùy chỉnh khá ổn. Đây là tình trạng bộ nhớ của máy mình khi mình đang viết bài này (mở Android Studio và 5 tab Google Chorme)

Như vậy là vấn đề đầu tiên đã được giải quyết xong. Bây giờ mình có thể tiếp tục học mà không phải ức chế vì lag nữa rồi.

#Udacity

Như mình đã nói đến ở bài viết trước, mình sẽ học một chuỗi course về Android trên Udacity, bao gồm 5 course:

Thời gian học ở trên là thời gian đề nghị trong mỗi course, mình nghĩ mình sẽ đẩy nhanh tốc độ hơn vì mình đã có kinh nghiệm về lập trình trước rồi. Mình khá thích những khóa này vì những video bài giảng khá ngắn (trung bình khoảng 4 - 5 phút, thỉnh thoảng mới có những video 9 - 10 phút, còn nhiều hơn thì mình chưa thấy), cách dạy trực quan và sáng tạo (mình đã ngủ gật khi học khóa Android trên Coursera vì giảng lý thuyết nhiều quá), sau mỗi video hay nội dung mới đều có những câu hỏi để các bạn check lại những điều vừa học. Ngoài ra, các ví dụ và code mẫu của khóa đều có trên Github và được cập nhật thường xuyên, tránh được trường hợp ức chế vì nội dung khóa quá cũ. Udacity cũng có một forum để các bạn tiện đặt câu hỏi, chia sẻ app của mình và nhận những đánh giá từ những người học khác. Ngoài những khóa này, ngoài ra còn có chương trình Nanodegree (đây là chương trình bao quát và chi tiết về Android của Google), tuy nhiên học phí khá đắt (200$ mỗi tháng, thời gian học dự kiến 1 năm).


Mình sẽ dừng bài viết ở đây. Trong bài tiếp theo, mình sẽ chia sẻ về những gì mình đã học và làm được trong khóa đầu tiên Android Basics: User Interface. Về tình hình hiện tại thì mình đã học Android được 3 tuần. Mình đã hoàn thành 3 kh đầu tiên và đang tiếp tục học khóa thứ 4 Android Basics: Networking. Như mọi lần, vì là một thằng Noob, mình rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các bạn ^_^.