Dạo gần đây mình có đọc Moonwalking with Einstein - một quyển sách viết về những kĩ thuật cải thiện khả năng ghi nhớ thông qua hành trình của một người “bình thường” tiếp cận với những kĩ thuật này. Nhân vật chính, cũng là tác giả, từ chỗ đầy hoài nghi về những phương pháp ghi nhớ mà cụ thể là Memory Palace (hay method of loci), thử luyện tập nó trong vòng một năm và cuối cùng là vộ địch USA Memory Championship. Quyển sách này cũng sẽ cho bạn những thông tin cần thiết để hiểu hơn về việc tại sao chúng ta phải ghi nhớ trong thời đại mà con người có thể “externalize” kí ức thông qua hằng tá ứng dụng hỗ trợ. Khoan đã…., mình đâu có ý định review sách đâu nhỉ ⚆ _ ⚆. Mình hơi lan man một tí, quay trở lại chủ đề chính thôi.

Nếu bạn đã từng coi series Sherlock Holmes, thì các bạn nhiều khả năng sẽ biết đến kĩ thuật này :)

Trong lúc đọc sách, mình có gặp phải một chủ đề khá thú vị: the OK plateau. Thuật ngữ này chỉ một giai đoạn mà một người sẽ gặp phải trong quá trình tiếp nhận và học tập một kĩ năng mới. Để hiểu về giai đoạn này thì trước tiên chúng ta cần phải biết về 3 giai đoạn mà một người sẽ trải qua trong quá trình phát triển một kĩ năng:

  • Cognitive stage: Ở giai đoạn này chúng ta sẽ bắt đầu khám phá những phương pháp khác nhau để hoàn thiện kĩ năng của mình. Đặc trưng của giai đoạn này là chúng ta sẽ mắc rất nhiều lỗi, nhưng cũng sẽ học được rất nhiều điều mới.
  • Associative stage: Chúng ta sẽ bắt đầu quen dần và mắc ít lỗi hơn. Ở giai đoạn này, việc luyện tập đóng vai trò rất quan trọng. Luyệt tập càng nhiều, kĩ năn của chúng ta sẽ tiến bộ càng nhanh. Và khi kĩ năng của chúng ta tiến bộ, chúng ta dần có thể thực hiện kĩ năng mà không tập trung cao độ.
  • Autonomous stage: Kĩ năng hiện tại sẽ ở mức “ổn”. Chúng ta đạt được trạng thái “tự động lái” (autopilot), nghĩa là có thể thực hiện kĩ năng mà không cần hoặc cần rất ít sự tập trung. Lúc này cũng chính là lúc mà chúng ta bước vào The OK Plateau - giai đoạn mà chúng ta dẫu dành nhiều thời gian để thực hiện kĩ năng nhưng nó sẽ hầu như không tiến bộ. ᕙ(⇀‸↼‶)ᕗ

Đi đâu về đâu?

“Practice makes perfect” - câu nói này đúng với hai giai đoạn đầu tiên (thật ra nó cũng sẽ đúng với giai đoạn thứ 3, mình sẽ giải thích sau). Ở những giai đoạn đó, chăm chỉ luyện tập là cách giúp bạn tiến bộ nhanh nhất. Nhưng một khi đã đạt được giai đoạn thứ 3 và rơi vào the OK plateau, thì thời gian “luyện tập” không tỉ lệ thuận với sự tiến bộ nữa. Ví dụ điển hình cho việc này là việc học gõ phím. Khi bạn đã đạt được trạng thái có thể gõ một cách thoải mái, thì khi đó cho dù bạn dành hàng giờ đồng hồ để gõ, tốc độ của bạn cũng sẽ không cải thiện hơn là mấy. Mình có một ví dụ khác - cái này thì mình đã trực tiếp trải nghiệm được trong lúc học giải Rubik 3x3. Ba giai đoạn mà mình đã trải qua:

  • Cognitive stage: Mình học những công thức cơ bản để giải được một khối Rubik. Mình mất khoảng vài ngày để giải xong khối đầu tiên, bằng cách vừa nhìn công thức vừa xoay. Sau đó mình bắt đầu học phương pháp CFOP (hay còn được biết đến là Fridirch method), khi đó tốc độ giải của mình cải thiện đáng kể, giảm xuống còn vài phút.
  • Associative stage: Mình luyện tập xoay Rubik rất nhiều, những công thức dần trở thành muscle memory. Thời gian giải của mình cũng tiếp tục giảm: dưới 1 phút, rồi sau đó dưới 30 giây.
  • Autonomous stage: Mình đã dừng lại trạng thái này được khoảng vài năm :))). Bây giờ mình có thể giải một cục rubik hoàn toàn bằng muscle memory chứ không còn nhớ được công thức nữa. Nếu bạn đứa một khối rubik cho mình vào bảo mình xoay thì mình sẽ xoay được, nhưng nếu bảo mình chỉ cho bạn thì mình chịu vì chính mình còn không nhớ rõ được là mình đã vừa xoay nó như thế nào =)))). Và tất nhiên trong giai đoạn này, thời gian mình giải không tăng lên mà còn giảm đi do tần suất mình xoay càng ngày càng ít :)))).

Thật ra việc bị mắc lại ở OK Plateau không phải là một điều gì xấu. Khi bạn mắc kẹt tại đây, thì cũng là lúc mà bạn đang một cách vô thức thừa nhận với bản thân rằng mình ổn với kĩ năng hiện tại và không cần chú trọng đến việc cải thiện nó nữa. Nếu bạn thấy việc gõ với tốc độ khoảng 70 - 80 chữ là ổn thì bạn hoàn toàn có thể dừng lại ở đó và dành thời gian để tiếp tục phát triển thêm những kĩ năng khác. Mình cũng đã lựa chọn như vậy với Rubik, khi mà mình thấy việc giải nó dưới 30s đã đủ là để gây ấn tượng với hầu hết mọi người =))))

Nếu bạn có để ý thì mình dùng từ “luyện tập” trong ngoặc kép khi ở the OK plateau. Ở giai đoạn này, chúng ta thường hay nhầm lẫn việc “luyện tập” (practice) và “thực hiện” (perform) kĩ năng. (Sự khác nhau giữa hai khái niệm này được giải thích rất dễ hiểu trong video TedEd này1) Một khi đã rơi vào trạng thái “autopilot” thì đó không còn được gọi là luyện tập nữa và bạn cần phải thay đổi phương pháp luyện tập của mình. Cụ thể hơn, bạn cần phải đưa bản thân thoát khoải trạng thái “autopilot” thông qua việc tập trung vào kĩ thuật, đặt mục tiêu cụ thể, và nhận sự phản hồi thường xuyên và ngay lập tức. Nói cách khác, bạn phải đưa mình trở lại giai đoạn “cognitive stage” - luyện tập một cách “consciously” và chấp nhận việc mắc lỗi.

Mình nghĩ, điều cốt lõi trong việc vượt qua đươc the OK plateau là việc mắc lỗi và nhận phản hồi từ người khác hoặc thông qua việc tự reflection. Khi đã tích lũy được kinh nghiệm, thì chúng ta sẽ không còn mắc những lỗi “ngớ ngẩn” nhưng lúc vừa mới “chập chững” nữa. Lúc này, để mắc lỗi, chúng ta cần phải bước ra khỏi “comfort zone”, dám thử nghiệm những điều mới và dám thất bại. Mình vẫn ở trong giai đoạn cố gắng thúc đẩy bản thân làm những chuyện này. Mình vẫn chưa cảm thấy thoải mái với việc thất bại, nhất là với những dự định quan trọng. Nhưng không sao, mình tin là mình sẽ làm được, giống như lời một người chị từng bảo với mình: “Em đừng quá sợ việc thất bại. Hãy fail và fail-fast”.


  1. https://www.youtube.com/watch?v=f2O6mQkFiiw ↩︎